31.5.11
Vườn !
Trời nắng nhưng rau mùng tơi mọc dễ lắm, cứ đến hè là ông bà nội Cosbi lại trồng loại rau này, tớ thì chẳng có chút kinh nghiệm gì về vườn tược, đang hang say vụ trồng rau mầm cho con g ái nhưng bụng to quá, nặng nề lắm rùi nên lười nhiều hơn, tháng 7 này sinh rùi nên hạ quyết tâm vài tháng sau sinh sẽ thực hiện vậy! Ôi! chẳng ai lười cho...
Lại thèm bát canh rau mùng tơi ăn với cà pháo muối! chẹp chẹp...
Bánh hạnh nhân
Nguyên liệu:
- Đường xay : 200gr
- Lòng trắng trứng: 240gr
- Hạnh nhân : 300gr
- Bơ : 200gr
- Bột mỳ: 150gr
1. Đánh lòng trắng trứng khoảng 10 phút rồi cho tiếp đường xay vào đánh đến khi có độ bông cứng là được.
2. Bột mỳ rây từ từ vào chỗ trứng vừa đánh và đảo nhẹ tay theo chiều kim đồng hộ cho đến khi hết chỗ bột.
3. Bơ làm chảy để nguội bớt và cho vào hỗn hợp bột trên cũng đảo theo một chiều đến khi có độ quện nhuyễn vào bột thì thôi.
4. Lót giấy nến lên trên khay rồi dùng thìa loại to phết ít một lên khay theo hình tròn hoặc hình chữ nhật rồi miết cho mỏng sau đó rắc hạnh nhân lên trên
5.Cho vào nướng ở nhiệt độ từ 165 độ trong k hoảng 15 - 20'.
6. Bánh sau khi nướng vàng lấy cái cán bột cuộn lại
7. Bảo quản trong hộp kín
22.5.11
Tết Hàn thực - Bánh trôi bánh chay
Tết Hàn thực là ngày Tết được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch. "Hàn thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh". Ngày Tết này diễn ra ở hầu hết các vùng lãnh thổ Việt Nam.
Điển tích Tết Hàn thực
Ở Việt Nam, hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên. Có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối Xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc
Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, công tử Trùng Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh hoạn nạn, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau mười chín năm phiêu bạt, Trùng Nhĩ lại được trở về nắm giữ Vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi. Tử Thôi cũng không oán giận gì (vì nghĩ việc giúp đỡ Trùng Nhĩ là một nghĩa vụ của kẻ bề tôi) và đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được, liền sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy. Hôm ấy đúng ngày mồng năm tháng Ba. Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi và đổi tên núi đó là Giới Sơn. Người quanh vùng thương Tử Thôi nên hằng năm, từ ngày mồn 3 đến ngày mồng 5 tháng Ba (ba ngày) thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn. Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn thực ngày mồng 3 tháng 3.
Từ thời Lý (1010 đến 1225) nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận Tết này nhưng chỉ tổ chức vào một ngày mồng 3 tháng Ba (âm lịch), không kiêng đốt lửa và thường làm bánh trôi, bánh chay thay cho đồ nguội. Mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi. Hiện nay, Tết này vẫn thường đậm nét ở miền Bắc - nhất là các tỉnh quanh Hà Nội.
Tết Hàn thực có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng đã được Việt hóa từ lâu đời. Đối với người Hoa, họ thường làm bánh trôi, bánh chay để hôm sau ăn tránh việc nổi lửa để tưởng nhớ một vị trung thần này. Vào ngày này, trên ban thờ gia tiên, trên mâm cỗ tại điện thờ hay một số chùa chiền, nguời ta thường dâng cúng bánh trôi, bánh chay. Người Việt tượng trưng Tết Hàn thực bằng những thức ăn nguội bánh trôi – bánh chay. Vì vậy người Việt còn gọi Tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là Tết bánh trôi – bánh chay. Mâm lễ Tết Hàn thực thường có: hương, hoa, trầu cau, ba hoặc năm bát bánh trôi, bánh chay dâng lên bàn thờ. Đối với người Việt Nam, Tết Hàn thực vừa để tưởng nhớ người xưa vừa là dịp để mọi người viếng thăm và tảo mộ người thân và cúng gia tiên mong một mùa hạnh phúc, ấm no.
Bánh trôi – bánh chay ngày Tết Hàn thực
Gạo làm bánh trôi, bánh chay phải chọn được nếp cái hoa vàng, thứ gạo tròn hạt, đều tay, như các cụ thường nói "nếp đếm trăm được". Cứ chín phần nếp, cho một phần tẻ hoặc cùng lắm là cho đến non hai phần tẻ. Bởi nếu ít tẻ thì bánh dính và chảy, không thành hình tròn đẹp, mà nhiều quá thì lại bị cứng bánh, ăn dai mất ngon. Gạo nếp lẫn gạo tẻ vo sạch, ngâm mềm, vo sơ lại cho sạch rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ, trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.
Đỗ để làm nhân bánh cũng phải là loại giống đỗ tiêu, hạt nhỏ, thơm, đem hấp chín tơi, giã mịn, trộn với đường kính trắng làm nhân bánh chay. Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp hoặc đồ chín, xúc ra đem giã nhuyễn, chừa lại một ít chưa giã để trang trí. Xào phần đậu xanh đã giã với đường, vê lại bằng cỡ nhỏ hơn viên bánh trôi một chút. Quấy bột sắn dây hoặc bột đao với nước pha đường, kèm một chút nước gừng, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho bột hơi sánh lại và không bị cháy khét ở đáy nồi.
Đường làm nhân bánh trôi ngon nhất là loại đường phên Dương Liễu, Cát Quế, chặt thành những viên nhỏ như hạt lựu, làm nhân bánh trôi.
Khi vê bánh tròn, đặt bánh lên một tấm vải khô sạch để hút nước để tránh cho bánh bị méo khi thả vào nước luộc. Nồi nước luộc nên để nhiều nước, đun nhỏ lửa. Nên có một nồi nước đun sôi để nguội bên cạnh, khi bánh chín nhúng vào nước nguội để vớt ra đĩa (đối với bánh trôi), ra bát (đối với bánh chay), bánh không bị dính vào nhau.
Tùy theo sở thích của mỗi người, bạn có thể rắc thêm vài sợi dừa nạo nhỏ, hoặc dăm hạt đỗ xanh thổi chín còn nguyên hình hoa cau. Bát bánh sẽ trông như một đóa hoa cánh trắng, nhụy vàng, phủ dưới làn nước trong và thơm ngát.
Theo: MonngonhanoiSalad củ quả
Củ đậu: 3 củ
Dưa chuột : 3 quả
Cà rốt : 2 củ
Tỏi băm, giấm, đường, gia vị, ớt.
Cách làm
Củ đậu, cà rốt và dưa chuột gọt sạch vỏ thái dài k hoảng 2 đốt ngón tay sau đó bỏ vào một âu lớn trộn cùng giấm đường, gia vị và tỏi băm cho ngấm. Sau đó cho ra đĩa trang trí với lá xà lách và hoa cà chua he he!
Korokke - Món khoai tây của Nhật Bản
Thực hiện:
- Khoai tây gọt vỏ, thái miếng nhỏ, luộc chín.
- Nghiền khoai chín thật nát, thật mịn.- Hành tây thái hạt lựu.
- Xào qua cho thơm.
- Đổ thịt băm vào xào cùng (nhớ nêm gia vị và tiêu cho thơm nhé).- Trộn hành tây và thịt đã xào chín vào khoai tây nghiền.
- Dùng tay nặn khoai thành viên hình bầu dục cỡ vừa ăn
- Lăn viên khoai qua bột mì để giữ hình.
- Nhúng tiếp qua trứng.
- Lăn qua bột chiên xù cho bột dính thật đều.
- Cuối cùng là cho dầu vào rán nhỏ lửa tới khi chín vàng.
Sữa chua siro hisbicus
Mùa hè, ngày tớ làm 3 cốc này, vừa đẹp da lại lợi cho sưcs khoẻ. Chỉ cần hộp sữa chua vinamilk sau đó đổ sirô hibicus vào là xong ( siro này tớ làm cả năm uống ngon lành và lúc nào cũng sẵn trong tủ lạnh hihi, năm nay bầu to thì ko làm được rùi nhưng vẫn còn chai lavi rất to nữa dùng dc hết hè năm nay!)
Cháo rau củ cho Cosbi
Tớ làm cho bé nhà tớ cứ 1 nắm gạo tám thơm + 1 nắm gạo nếp cho vào máy sinh tố xay vỡ gạo làm 3,4, sao đó cho vào nồi cùng với nước xương ninh tới khi gần được cháo mình cho rau củ ( quả đậu, khoai tây, cà rốt thái hạt lựu đã trần qua nước sôi) vào + ( thêm thịt băm xào thơm, hoặc tôm băm nhỏ xào thơm với hành phi nếu thích) + thêm gia vị cho vừa, đến khi bé ăn cho thêm 1 thìa mắm ngon cho thơm + hành mùi băm nhỏ và bé thuởng thức.
Canh Bí đỏ thịt nạc
Canh sườn thập cẩm
Cà rốt : 1 củ
Khoai tây : 2 củ
Quả đậu: 300g
Sườn thăn: 300g
Hành củ, hành hoa
Gia vị, bột nêm, nước mắm
Thực hiện:
- Sườn thăn rửa sạch luộc sơ qua ,bỏ nước đầu đi sau đó bắc nồi lên bếp cho chút dầu phi thơnm hành củ băm nhỏ rồi cho sườn vào đảo qua, tiếp đến cho thêm nước vào ninh lấy nước dùng.(1)
- Cà rốt, khoai tây và quả sơ chếc ho sạch sau đó thái miếng vừa ăn trần sơ qua nước sôi sau đó mang xả dưới vòi nước lạnh. (2)
- Nước dùng (1) được bỏ (2) vào nêm gia vị cho vừa đun đến khi chín bắc ra thêm thìa nước mắm cho thơm và cắt hành hoa vào.
P/s: phải tậu cái máy ảnh k hác, chẳng hiểu sao dạo này máy hỏng chụp cứ trắng hơn hớn !